Sài Gòn 26-7-08
Chị thương mến,
Trước hết em xin cám ơn chị đã hiểu và thông cảm thương cho hòan cảnh hiện tại của gia đình em .
Chị ơi,em muốn viết thư cám ơn ân nhân Châu và Bích,nhưng vì không biết tuổi tác như thế nào phải xưng hô ra sao,thậm chí Châu em cũng không biết là nam hay nữ, xin thông qua chị nhờ gởi đến hai vị ân nhân lời chân thành biết ơn của em .
Thưa chị ,thời gian trước qua bạn bè em đã được tiếp chuyện nhiều lần với chị qua điện thọai chắc chị cũng đã nắm rỏ phần nào cuộc đời của em ,chuyện khổ của em vợ và con(sau này) đều biết nên họ rất cảm thông nỗi buồn em mang. Hôm nay xin kể thêm những đau khổ nữa đời người đi tìm vợ và con cho chị nghe:
Thưa chị, trước năm 1975, em ở đơn vị Ðòan 72 sở công tác Nha kỹ thuật (gọi là Lôi Hổ hoặc Biệt - Kích) đóng quân tại Sơn-Chà Ðà-Nẵng, năm 1973 được sự chấp thuận của Cha Mẹ đôi bên, các bạn trong đơn vị thương mến đã đứng ra tổ chức đám cưới cho vợ chồng em tại câu lạc bộ trong Ðoàn BK tại Sơn-Chà (ÐN). Năm 1975 cả đơn vị di tản tại cầu cảng Sơn-Chà, trong tình trạng hỗn lọan lúc đó một phần mẹ vợ có tuổi, mấy đứa em vợ còn quá nhõ một phần nữa là khi đó vợ em đang mang thai sắp đến ngày sinh nở nên không thể chen lấn lên xà lan ra tàu được, thế là cả gia đình lại bị kẹt lại Sơn-Chà .
Ðến ngày 10-3 75 thì vợ em sanh, hơn 1 tuần sau thì Sơn-Chà bị chiếm, khi đó du kích VC lục lạo tìm kiếm dữ dội, trong lúc trốn lánh thì gặp lại mấy đứa bạn cùng đơn vị cũng đang bi truy lùng như em, thấy không thể ở đó được tụi em quyết định tìm cách trốn đi, khi nghe tin quân đội VNCH lập phòng tuyến án ngữ tại Cam –Ranh, em về bàn bạc với gia đình để trốn đi lúc đó em mới đặt tên con cho con gái em (lúc đó mới 15 ngày tuổi) là: Nguyễn t Ngọc Phượng, đồng thời ghi rõ ràng tên Cha Mẹ chồng, tên tuổi các anh chị em trong gia đình và địa chỉ tại Sài -Gòn để lại cho vợ em, khi đó em nghĩ có lẻ trong vòng 1 tháng là tình hình sẽ ổn định xong, nên nói với vợ em là khỏang một tháng là em trở ra lại.
Nhưng rồi lời hứa 1 tháng của ngày đó năm nào, em đã tìm, đã chờ đợi hết nữa kiếp người, để rồi đến 33 năm sau em mới có thể gặp lại gia đình, với bao thăng trầm thay đổi.
Chị ơi!
Ðời người có bao nhiêu năm để sống? Bao nhiêu năm mất nhau và tìm nhau?!
May mắn. Ơn Trên đã giúp đã cho cha con em gặp lại nhau, nhìn nhau để rồi khóc tiếp……!!!
Lúc tụi em trốn khỏi Sơn-Chà ban ngày tìm chổ núp lại, ban đêm mới dám đi, đói thì xin ăn dọc đường, quá giang xe được đọan nào hay đọan đó, lúc đó có rất nhiều người cùng hòan cảnh như tụi em, đi đến đâu đều thấy bỏ ngỏ, dân chúng tản cư xuôi về Nam, dọc đường biết bao cảnh tang thương tụi em chỉ biết nhìn nhau mà rơi nước mắt. Về đến Sài- Gòn đã là ngày 5-5-75 chúng em chia tay mỗi đứa tìm đường về với gia đình .
Khi em về đến nhà, cửa nhà hoang vắng gia đình đã bỏ chạy giặc nơi đâu không rõ, còn phố xá thì tiêu điều nhà cửa bị lục nát tứ tung,em tự nghĩ thôi dù sau cũng còn được chổ che mưa đỡ nắng đến đâu thì hay đến đó vậy.
Mấy hôm sau gia đình mới trở về mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy em, vì ai cũng nghĩ rằng em đã chết rồi sau khi nghe tin mất miền Trung, không ngờ em trỡ về ai cũng vừa mừng vừa khóc, sau khi biết gia đình bên vợ còn kẹt lại miền Trung tất cả buồn và lo lắng, rồi kể cho mọi người những thảm cảnh, những chết chóc do bom đạn vô tình những khổ cực để được sống sót trỡ về,..v..v.. không khí đoàn tụ năm ấy (1975) thật là buồn thảm, kẻ mừng người khóc và lo âu lẫn lộn, may mắn tất cả đều bình an. Thế rồi một cuộc sống hoàn toàn mới cho một thằng lính ngụy bắt đầu: Học cải tạo, sau thời gian bị hoản chế không được ra khỏi địa phương, rồi cái ăn, cái mặc khó khăn từng ngày tạo nên tình thế không cách nào trở ra Sơn-Chà, ÐN để tìm lại vợ con.
Cuối năm 1976 em làm quen được một vài người bạn đi buôn tuyến đường SG-ÐN thỉnh thỏang có ghé qua Ð.N em đã nhờ họ nhiều lần ghé qua Sơn-Chà dọ tin tức gia đình dùm, cuối cùng em được tin là tất cả khu vực trại gia binh của gia đình BK sống hồi trước ở Sơn-Chà đều đã bị bắt đi kinh tế mới hết, còn đi về đâu? Khu vực nào thì không ai biết rỏ, không còn chút manh mối. Thời gian sau em lập gia đình lần nữa, tình cảnh và nỗi lòng của em vợ con em sau này đều biết hết. (em không dấu )
Năm 1984 khi đó nhà nước (mới ) mở cửa đời sống có phần nào dể thở hơn, em bàn bạc với gia đình cho em đi tìm vợ con thất lạc, để có điều kiện và cơ hội được đi nhiều nơi em xin vào làm việc cho những đoàn ca múa thường hay đi lưu diễn các tỉnh, nhưng tất cả đều không kết quả gì !.
Cách đây 2 năm em gặp lại một số bạn bè cùng đơn vị ngày trước, đứa nào cũng biết hoàn cảnh của em nên lúc nào cũng luôn để tâm dò la, tim kiếm tin tức phụ giúp em, bất cứ lúc nào nghe tin ở đâu có người đi kinh tế mới gốc Sơn-Chà là tụi bạn em tìm cách hỏi thăm rồi thông tin cho em biết nhưng lần nào cũng vậy, đều đem lại tin buồn!!!
Chuyện buồn của em các bạn biết đều kể cho gia đình nghe (như chuyện tình Lương sơn Bá-Chúc Anh Ðài) nên các bạn ai cũng quan tâm.
Và rồi Trời không phụ người có lòng ,cách đây hơn một tháng đứa cháu của bạn em ở Long -Khánh có dịp dự đám tang ở BMT trong lúc đang nói chuyện, nghe bà con ở đó có nhắc đến 2 chữ Sơn-Chà Ð. N. nó hết hồn và mừng rỡ, nên tò mò hỏi thăm thì biết được: làng này là nhóm người của trại gia binh BK bị bắt buộc đi kinh tế mới vào khoãng 15/5/75 lúc vừa mất miền Nam có 15 ngày, bất ngờ có người ở địa phương đó nói: ở đây có một cô tên Phượng tìm Cha bị thất lạc từ lúc mới 15 ngày tuổi, tội nghiệp lắm đi đâu cũng hỏi thăm ở đây ai cũng biết hết, cháu của người bạn hỏi thêm chi tiết rõ ràng, linh tính cho biết có lẻ là người mà bạn của bạn chú Thành muốn tìm đây, lập tức cô nhờ người địa phương giúp đở dẫn đến tìm gặp mặt cô Phượng. Sau khi nói chuyện với cháu Phượng cô đó gọi điện thoại về cho gia đình người Chú ở Long-Khánh, người bạn của Thành thì không nắm rõ họ tên con em và tên của người thân trong gia đình em, mới điện thoại về cho Thành ở Sài- Gòn để cho chính xác rồi sau đó mới gọi điện cho em hay (vì tụi nó sợ em mừng hụt như những lần trước tội nghiệp) và cho số điện thoại để em trực tiếp tìm hiểu. Sau khi rõ ràng tên tuổi những người trong gia đình của dòng họ hai bên biết chắc là con của em rồi thế là đi tìm ngay. Nhưng bất ngờ quá làm gì chuẩn bị tiền để đi đây? Cũng may, Trời thương em có người láng giềng tốt bụng biết rõ hoàn cảnh của em đã cho mượn 2 triệu làm lộ phí đi tìm con, còn nói rằng: đừng ngại ngùng gì cả sau này trả từ từ cũng được đi nhận con trước đi, cảm động không biết nói sao chỉ biết nhận tiền rồi ra đi? Sau khi gặp cháu xong, trừ hết chi phí (đến BMT cộng tiền ăn uống dọc đường là 500 ngàn, còn lại 1 triệu 500 ngàn em gởi lại cho cháu.)
Sau 33 năm em đã tìm gặp lại gia đình, vợ em thì đã có chồng khác và có thêm 3 đứa con, riêng ông Bố vợ thì đã mất còn cả gia đình đều bình yên, Tuần lể sau vợ chồng và 3 đứa con của cháu Phượng cũng đã lần đầu tiên về quê Nội để nhận biết giòng họ, cô ,chú, các em các cháu.
Chi Quỳnh Lan mến, em nói thật nếu không có sự giúp đỡ của bạn bè, của những chiến hữu năm xưa (trong tình huynh đệ chi binh) và tình yêu thương của mọi người cha con em chắc không có dịp đoàn tụ hôm nay. Một lần nữa xin cám ơn chị, các chiến hữu năm xưa và tất cả tấm lòng nhân ái luôn quan tâm tìm kiếm giúp đỡ em trong nhiều năm qua. Cầu chúc quý vị mọi tốt đẹp nhất cho mỗi ngày trong suốt cuộc đời.
Em của Chị,
Nguyễn ngọc Sơn (72)0979719461
----------------
Ðắc lắc ngày 28-7-08
Kính gởi Cô Quỳnh- Lan Úc Châu,
Cô Lan ơi! con là Phượng con của Ba Sơn đây!
Con rất bất ngờ và xúc động ,không biết nói gì ngoài tấm lòng biết ơn, cô đã thương con.
Cô ơi, con đã qua thời gian dài đen tối mịt mù hôm nay đã bừng sáng trở lại mà ø trong 33 năm qua con cứ ngỡ rằng con không bao giờ được có ba, lâu lâu mỗi khi hai mẹ con tâm sự mẹ nói: chắc ba con đã chết rồi, nhưng trong lòng con vẫn không tin, lúc còn nhỏ nơi con ở núi rừng âm u nhiều muỗi, nhiều thú dữ mỗi khi trời tối con sợ lắm nhất là những đêm mưa giông bão vừa lạnh, vừa sợ, lúc đó con lại nhớ ba nhiều hơn và con khóc.
Ba ơi, con muốn có ba, muốn biết mặt ba, con muốn được ba bồng, ba ẳm con như mấy đứa hàng xóm có ba vậy!
Con muốn la thật lớn cho mọi người biết con chỉ muốn có ba mà thôi con không cần gì hết, nhưng con không dám khóc lớn, chỉ khóc thầm một mình thôi (có lần bị đòn vì đòi có ba khóc cả ngày) ba ơi, lúc đó ba ở nơi nào, ba có nghe con gọi ba Sơn ơi ba đâu rồi?
Thỉnh thoảng trong mơ con thấy ba nhưng mờ lắm không rõ, má nói: ba con oai lắm nhất là trong bộ quân phục Lôi Hổ trên cánh tay áo có thêu hình con cọp đẹp lắm, hồi đó má mê ổng chính là phong độ đó ù.
Trời cao có mắt đã rọi sáng cho ba tìm được con.
Con có ba rồi cô ơi, con vui lắm ,mừng lắm Ơn Trên đã ban cho con niềm hạnh phúc.
Ngày gặp nhau hai cha con chỉ ngồi mà chãy nước mắt không nói được lời nào, khi qua cơn xúc động ba mới kể cho con nghe: khi sinh con được nữa tháng, khói lửa chiến tranh tràn ngập ba không thể nào ở lại được bên canh mẹ và con, nên trong đêm đó ba đặt tên con là "Nguyễn thi Ngoc Phượng" rồi gấp rút từ biệt mẹ và con, hẹn lúc bình yên sẽ trỡ về. Khi con lớn lên mới biết là mình không có ba, lúc đó ngày nào con trông ngóng chờ đợi tin ba, rồi khóc vì nhớ ba. Chiến tranh qua rồi hơn 33 năm, đã 33 mà sao tin ba vẫn biền biệt, mỗi lần ra chợ hay đi đến nơi nào con đều kể cho họ nghe chuyện con đi tìm ba, nơi đó ai cũng thương con cho nên mỗi lần họ có dịp đi xa hay đến nơi nào đều kể chuyện của con cho mọi người nghe và nhờ để ý dùm con.
Ba Sơn nói: đã nhiều năm qua ba vẫn đi tìm kiếm, biết được tin gia đình và đã đi kinh tế mới vùng BMT, Trời đất bao la ba vẫn không mỏi mệt vẫn tìm kiếm tin con nhưng đều thất vọng, đành phải về quê sinh sống nhưng thỉnh thỏang có tiền mỗi khi nghe tin nơi nào thì đi tìm tiếp …..
Mãi đến 33 năm hôm nay duyên may đưa đến mới tìm được con, thôi con đừng buồn nữa được gặp lại xem như Trời đã ban duyên phận cha- con cho mình rồi. Cha con nhận nhau, nhìn nhau chỉ biết khóc và khóc.
Còn về phần con sống với mẹ đến khi trưởng thành, đời sống núi rừng quá vất vả ,thiếu thốn ăn học chẳng bao nhiêu, lớn lên thì đi làm rẫy thuê về phụ giúp mẹ, cuộc đời con sinh ra và lớn lên buồn nhiều vui ít, cho đến khi lấy chồng cả hai vợ chồng cùng nghèo và cùng khổ vì đời sống mọi người nơi này ai cũng vậy, cũng làm hoài làm nhiều, vẫn không đủ ăn lý do ở vùng trủng thấp bị ảnh hưởng lũ lụt nên kinh tế không thể nào vươn lên nổi, cho nên ngòai những lúc làm nông con đạp xe đạp đi mua ve chai về cân lại kiếm thêm chút đỉnh tiền lời cho 3 đứa con của con ăn học.
Cô ơi, từ nay con đã có ba rồi, con rất phấn khởi, yêu đời và rất là hạnh phúc ! Cám ơn cô nhiều và nhiều lắm, con xin dừng bút nơi xin cầu chúc cô luôn khỏe mạnh và mãi trẻ đẹp.
Kính chào Cô,
con
Nguyễn t Ngọc Phượng.0935703925
Thôn 4, xã khuê ngọc Ðiền, H Krong Bong,Ðắc lắc(BMT)
----------------
_Ai người muôn năm cũ
Hãy gởi nhau chút tình người xa xứ, giúp cho người trọn vẹn niềm vui ngày hội ngộ,cho ấm tình Phụ -Tử,cho dịu bớt nỗi đau thương sau những năm dài thương nhớ tìm nhau!
_ Một người dù là lớn tuổi ,khi cha mẹ không còn nữa, thì cũng chỉ là đứa trẻ mồ côi.
Thân mến,
Quỳnh Lan
NHẮN TIN
Ai là thân nhân của Tử Sĩ 1- Trần văn Thông
2-Bùi Duyệt
Một người là Sĩ quan và một người mang máy.
SÐ.I .BB.Ngày 26-3 1975 đã tử trận tại HUẾ
Ðược Cha của một TPB/VNCH chôn cất rất tử tế và ấm cúng, muốn biết thêm chi tiết xin liên lac: Quỳnh Lan
Ai người lỡ bước trên đầu sóng
Gởi nắm xương tàn với núi sông
Ðộng lòng trắc ẩn hồn chiến sĩ
Hai nấm mồ hoang xương khói xông
Nghĩa cã bao dung chung lý tưởng
Cao đẹp mộ phần hướng nhà đông
Thắp nén hương thơm cùng tưởng niệm
Triều âm vang vọng tận hư không.
N Ð.
NHẮN TIN
Ngày 30-4-75 Tại cầu Rạch Chiếc Thủ Ðức,hai Sĩ quan thuộc SÐ 18 BB
Ðã tuẩn tiết chết theo vận nước, được dân chúng chôn cất tử tế,nhưng đến năm 2006 VC đã đào bỏ làm sân Golf, dân chúng vùng đóù cònù nghèo túng đành phải dời đi,không bảo tồn được (xin lỗi các vị) hiện nay còn giữ lại được tấm thẻ bài và hai linh vị được gởi đená chùa cho ấm lòng người chiến sĩ vì nước quên mình.Ai là thân nhân liên laic: Quỳnh Lan
1-Ðại úy (vô danh) (S Ð.18 BB)
2- Trung úy Nguyễn Hoàng Ẩn(SÐ.18 BB)
Máu O+ ,SQ 70 139857.
No comments:
Post a Comment